Thứ ba, 19/03/2024 13:21 GMT+7

Tổ chức khóa đào tạo chương trình mô phỏng PHITS Code

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEA), Viện Nghiên cứu hạt nhân đã tổ chức thành công Khóa đào tạo “chương trình mô phỏng PHITS Code” trong thời gian từ ngày 11-15 tháng 03 năm 2024.

PHITS (Particle and Heavy Ion Transport code System) là chương trình mô phỏng sử dụng cho mục đích mô phỏng sự vận chuyển các hạt và ion nặng trong các vật liệu khác nhau thông qua phương pháp Monte-Carlo, được phát triển dưới sự hợp tác của JAEA, RIST, KEK và một số Viện nghiên cứu trên thế giới. PHITS code có thể hỗ trợ các nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân, máy gia tốc, an toàn bức xạ, y học hạt nhân, xạ trị và nhiều lĩnh vực khác.

TS. Takuya Furuta và TS. Yuho Hirata, hai chuyên gia nhóm nghiên cứu, phát triển chương trình PHITS code thuộc JAEA được mời sang Việt Nam trực tiếp tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho khóa đào tạo.

Tham dự khóa đào tạo có 31 học viên trong và ngoài nước đến từ Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp, Trung tâm công nghệ hạt nhân, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đà Lạt, 01 học viên đến từ Mông Cổ và các cán bộ nghiên cứu thuộc các đơn vị của Viện Nghiên cứu hạt nhân.

Thông qua các bài giảng và thực hành, các học viên đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng sử dụng chương trình mô phỏng PHITS Code và đánh giá cao sự hữu ích của chương trình mô phỏng PHITS code, không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của các học viên mà còn đóng góp vào sự phát triển của đội ngũ nghiên cứu trong lĩnh vực hạt nhân.

Một số hình ảnh của khóa đào tạo

 

 Ông TakuyaFuruta (trái), chuyên gia Nhật Bản, Ông Nguyễn Kiên Cường (phải), Phó Viện Trưởng, Viện Nghiên cứu hạt nhân, phát biểu khai mạc khóa đào tạo

 

Hình ảnh tiết học của Giảng viên Nhật Bản

Hình ảnh học viên nhận chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo

Hình ảnh học viên và Giảng viên chụp hình lưu niệm

 

Tác giả bài viết: Đặng Thị Tú

Nguồn tin: Viện Nghiên cứu hạt nhân

Lượt xem: 247

Bài viết liên quan

Đa phương tiện

Xem thêm

Liên kết website

Khách online: 11

Lượt truy cập: 1188763