Hoạt động đào tạo

Nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng giao cho Viện Nghiên cứu hạt nhân ngay từ khi mới thành lập[1].

Thực hiện yêu cầu đó, Viện luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hạt nhân cho các đơn vị trong và ngoài ngành trên khắp cả nước. Năm 1999, với sự hỗ trợ của cơ quan năng lượng nguyên tử Ấn Độ, Nhật Bản và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Viện đã thành lập Trung tâm Đào tạo để quản lý và điều phối các hoạt động đào tạo của Viện. Nhiều năm nay, Viện đã trở thành một trong những cái nôi đào tạo tiến sĩ của ngành năng lượng nguyên tử. Nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và quản lý chủ chốt của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đã trưởng thành từ Viện. Từ 1990 đến nay, Viện đã đào tạo và tham gia đào tạo được hơn 30 tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ và cử nhân.

Là cơ sở duy nhất trong nước vận hành và khai thác lò phản ứng hạt nhân, hàng năm Viện đã đón tiếp hàng trăm lượt sinh viên và học viên cao học từ các trường đại học trên khắp cả nước đến thực tập tại các phòng thí nghiệm với nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ lò phản ứng hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường, đo định liều bức xạ, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y tế, công nghệ bức xạ,… và ứng dụng lò phản ứng trong nghiên cứu cơ bản.

Ngoài ra, Viện cũng đã hỗ trợ đào tạo nhân lực hạt nhân cho một số quốc gia như Anglola, Philippin, Nhật Bản, Campuchia, và một số nước khác.

Các hoạt động đào tạo của Viện hiện nay gồm có:

  1. Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trẻ qua các kênh đào tạo trong, ngoài nước và thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; tổ chức các khóa học ngắn hạn theo chuyên đề với sự giảng dạy của các chuyên gia trong và ngoài nước.
  2. Đào tạo NCS các chuyên ngành vật lý nguyên tử và hóa phân tích;đồng thời hỗ trợ các cơ sở khác trong nước đào tạo bậc đại học và sau đại học các chuyên ngành vật lý, hoá học, sinh học và môi trường;
  3. Đào tạo hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực: Vận hành thiết bị bức xạ và đảm bảo an toàn bức xạ cho các cơ sở ứng dụng bức xạ; Sản xuất và ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y tế, công nghiệp và nông nghiệp; Đào tạo sử dụng các thiết bị ghi đo bức xạ từ cơ bản đến chuyên sâu phục vụ cho các lĩnh vực kiểm xạ, tẩy xạ và phân tích hoạt độ phóng xạ; Huấn luyện phụ trách an toàn bức xạ, đo và đánh giá liều cho nhân viên bức xạ; Ứng dụng lò phản ứng hạt nhân trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng,…
  4. Nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế xã hội thông qua các chương trình tham quan kiến tập;
  5. Đào tạo cấp chứng nhận an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ từ cơ bản đến chuyên sâu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

Một số hình ảnh về hoạt động đào tạo tại Viện NCHN

Sinh viên thực tập trên lò phản ứng hạt nhân

   

Khóa đào tạo về Quan trắc phóng xạ môi trường phối hợp với chuyên gia JAEA

       
   

Sinh viên Đại học Sư phạm Tp.HCM thực tập chuyên đề Vật lý hạt nhân

    Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Sinh viên Đại học Đà Lạt đến tham quan tại Trung tâm Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


[1] Quyết định số 64-CP ngày 26/4/1976 của Thủ tướng Chính phủ

Đa phương tiện

Xem thêm

Liên kết website

Khách online: 4

Lượt truy cập: 1048344